Contact Us
Address: 103 Reade St, New York NY 10013
Follow Us

    XU HƯỚNG TIÊU DÙNG NGÀNH BƠ SỮA

    Thị Trường Bơ Sữa Những Năm Gần Đây: 

    Xã hội càng ngày càng phát triển, nhu cầu về sữa của người tiêu dùng trên thế giới cũng như trong nước ngày càng tăng cao, vì thế thị trường sữa được dự báo sẽ phát triển rất sôi động..

    ​​Theo các chuyên gia, dù tốc độ tăng trưởng của thị trường sữa tại Việt Nam có xu hướng chững lại trong 2 năm gần đây do ảnh hưởng từ đại dịch, song vẫn có nhiều yếu tố thúc đẩy ngành sữa phát triển bền vững trở lại trong giai đoạn tới. Cụ thể, theo báo cáo thị trường của Kantar Worldpanel, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam đang chuyển biến tích cực do cơ cấu dân số trẻ, thu nhập trung bình tăng; xu hướng sử dụng sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch.

    Các sản phẩm sữa có mặt trên thị trường hiện nay dưới rất nhiều dạng và hình thức như: sữa không đường, sữa có đường, sữa ít đường, sữa tươi, sữa đặc… và cả những chế phẩm sữa như bánh kẹo, sữa chua, nước giải khát, bơ sữa, pho-mát, snack,… Ngoài ra, các doanh nghiệp sản xuất cũng liên tục nghiên cứu và đưa ra thị trường các sản phẩm mới nhằm đa dạng hóa và gia tăng sự lựa chọn của người tiêu dùng.

    Bên cạnh các yếu tố về sức khỏe, người tiêu dùng còn chú ý đến các vấn đề như bảo vệ môi trường, quyền lợi động vật… kéo theo đó là xu hướng ăn uống thuần chay. Sữa tươi hữu cơ cũng vì thế cũng trở thành xu hướng được nhiều người yêu thích

    .

    Với số lượng bò sữa chăn nuôi thấp, Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu sữa. Thời gian gần đây, dù tốc độ tăng trưởng đàn bò sữa của Việt Nam đạt cao nhưng vẫn là một trong 20 quốc gia nhập khẩu sữa nhiều nhất thế giới. Sau nhiều năm, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa của Việt Nam liên tục tăng và đã vượt con số 1 tỷ USD vào năm 2013, đạt giá trị 1,1 tỷ USD, tăng 130% so với cùng kỳ năm trước đó. Vào năm 2014, đến năm 2015 kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm từ sữa bắt đầu có dấu hiệu giảm xuống (với tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 900,7 triệu USD, giảm 18% so với năm 2014).

    Chiến Lược Marketing 4Ps – 4Es của ngành Bơ Sữa.

    Thị trường bơ sữa với nhiều khó khăn và đối thủ cạnh tranh, Nhưng việc thu hút người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm phù hợp và chất lượng nhờ một phần không nhỏ vào chiến lược Marketing của từng nhãn hàng. Để đi kịp với xu hướng, thị trường này đã sử dụng hiệu quả Marketing Mix 4Ps, chuyển dần sang 4Es nhằm tối ưu hóa các chức năng của quy trình và phát triển mạnh mẽ để lấy được lòng tin của khách hàng. Vậy xu hướng Marketing hiện nay của ngành bơ sữa được thay đổi như thế nào ? Hãy cùng Paradise Fine Foods tìm hiểu nhé!

    Thói quen của người tiêu dùng của người Việt Nam thay đổi trong những năm gần đây, như xu hướng ăn uống ưu tiên chất lượng và sự trải nghiệm lên hàng đầu, tìm kiếm sản phẩm mang lại giá trị về chất lượng cũng như nâng cao trải nghiệm cá nhân. Không khó nhận ra sự thay đổi đa dạng các cách tiếp nhận sản phẩm các sản phẩm dòng bơ sữa mới trên kệ sữa tại các siêu thị lớn ở Việt Nam. Khách hàng không những quan tâm về chất lượng sản phẩm mà bên cạnh đó còn là thương hiệu và những trải nghiệm đánh giá khách quan.

    Dự báo, sự thay đổi cách tiếp nhận sản phẩm bơ sữa của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi trong những năm tới, do thu nhập của người dân tăng và sự phát triển của các chuỗi bán hàng hiện đại. Nhu cầu đối với sự trải nghiệm các sản phẩm sữa có giá trị cao cũng được dự báo sẽ tăng mạnh do dân số trẻ và số lượng người thuộc tầng lớp trung lưu ở các đô thị tăng. Những đối tượng khách hàng này thường có nhu cầu trải nghiệm những sản phẩm mới, đặc biệt là các sản phẩm hữu cơ. Đáng chú ý, theo khảo sát từ các công ty nghiên cứu thị trường nhận ủy thác của doanh nghiệp sữa, xu hướng thịnh hành hiện nay là sự tiện lợi và nhanh chóng.

    Trải qua đại dịch, dường như có niềm tin chung rằng sữa sẽ là nguồn năng lượng dồi dào để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Năm 2021 cho thấy nhu cầu sử dụng sữa trung bình toàn cầu đã tăng từ 28kg/người lên 31,2kg/người. Đồng thời, doanh thu ngành sữa tăng 9%, đạt 298.282 triệu USD vào năm qua. Giá cả của từng sản phẩm cũng như từng thương hiệu đều mang tính cạnh tranh. Người tiêu dùng ‘khó tính’ hơn trong việc chọn sản phẩm tin dùng. Họ không chú trọng vào giá cả nữa tahy vào đó họ nhận thức được về sự trao đổi giá trị. Khách hàng sẽ chấp nhận bỏ ra khoản tiền của họ đổi lấy sản phẩm có giá trị đối với sức khoẻ và nhu cầu.

    Đa số các sản phẩm sữa tại Việt Nam được sản xuất cho trẻ em dưới 3 tuổi và người cao tuổi, trong khi thị trường lớn cho sữa tiêu dùng hàng ngày hay sữa cho người trưởng thành chưa được đầu tư mạnh.Ngành sữa đang đẩy mạnh hiện đại hóa các trang trại bò sữa một cách nhanh chóng. Việt Nam cũng đề ra kế hoạch đáp ứng 60% nhu cầu trong nước đối với sữa tươi.Đầu tư trang thiết bị và quản lý chất lượng: Nhiều doanh nghiệp trong ngành không ngừng đầu tư trang thiết bị hiện đại, cập nhật công nghệ tiên tiến để sản xuất ra những sản phẩm đạt chất lượng, bảo đảm an toàn thực phẩm và có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.

    Hệ thống phân phối Sữa phân bố rộng khắp cả nước theo cả 3 phương thức phân phối: bán buôn, bán lẻ và cửa hàng phân phối trực tiếp. Sản phẩm bơ sữa cũng đã có mặt tại khoảng 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi trên cả nước và các kênh thương mại điện tử.

    Theo như thống kê Facebook về xu hướng mua sắm ngành bơ sữa, nhu cầu mua lại/ phát sinh thường xảy ra để bắt đầu hành trình mua hàng. Tìm kiếm thông tin trực tuyến cũng là một kênh phổ biến để xem xét trước khi mua hàng.Ngành bơ sữa là một trong những ngành có thể cải thiện để nâng cao hiệu suất quảng cáo trên Facebook. Hiện nay chỉ có 38% người được khảo sát cho rằng Facebook là nguồn nhận thức trong ngành. Trong giai đoạn cân nhắc, giá chênh lệch giữa các kênh là mối quan tâm mà người dùng ít khi được đáp ứng.

    Vì là ngành hàng thực phẩm tiêu dùng và ở trong thời điểm khách hàng chú trọng đến trải nghiệm. Hình thức lan truyền sản phẩm dựa trên trải nghiệm của người khác và hình thức truyền thông tin qua đánh giá cá nhân rất phổ biến. Tiktok là một công cụ xã hội đang là xu hướng, Các KOL, KOC sẽ chia sẻ trải nghiệm của bản thân để phù hợp với người tiêu dùng. Ngành sữa cũng bắt kịp xu hướng khi tận dụng tối đa lợi ích của ngành. Ngoài ra, các doanh nghiệp bơ sữa cần tích hợp các hoạt động giáo dục, kinh tế  và môi trường để củng cố doanh nghiệp và ngành hàng.

    Bài báo với tính chất tham khảo và cập nhật xu hướng kinh tế của thị trường Vietnam. Chiến lược Marketing của mỗi thời điểm và mỗi ngành hàng khác nhau. Nhìn chung, các Doanh nghiệp cần nghiên cứu kĩ thị trường và tìm chiến lược phù hợp với Doanh nghiệp của mình.